Tuesday, August 8, 2017

Văn Hóa

http://clbhungsuviet.blogspot.com.au/p/van-hoa.html

Văn Hóa Đông Sơn 

Trống Đồng Lạc Việt 

Trống đồng có nhiều hình dạng , nhiều thời do đó cũng nhiều mảng thông tin khác nhau, bài này viết về thông điệp trên mặt trống đồng NGỌC LŨ.

- - Mặt trống gồm 1 tâm và 3 vòng đồng tâm .
- A / - Tâm trống và vòng đồng tâm số 1 : nhân sinh quan VIỆT
người Việt là dân tộc có hiếu, chữ hiếu được nâng hẳn lên thành 1 tôn giáo : gọi là đạo ‘Hiếu’ hay đạo thờ ông –bà...,
- B /- Vòng đồng tâm thứ 2 : xướng danh dân tộc .
- Ý nghĩa thể hiện ở vòng tròn đồng tâm thứ 2 trên mặt trống đồng chính là sự tự xưng danh của chủ nhân trống đồng Ngọc lũ , dân tộc ấy chính là dòng giống Tiên –Rồng hay Lạc – Long , Tiên – Long . xác lập bởi các cặp số số (6/10) và số (8/10).
Nếu không có số 10 chỉ dùng số 6 và số 8 sẽ bị hiểu là : người nước ngoài ở phía nam và ̣đông nước ta ;
- Người Việt xưa đã thêm mẫu số 10 để nói rõ đấy là : người cùng dòng giống HÙNG thuộc chi Trung-nam và chi Trung- đông .
C /- Vòng đồng tâm thứ 3 : ước vọng Dân tộc trường tồn .
Vòng đồng tâm thứ 3 của mặt trống đồng có tổng cộng 18 cặp chim , mỗi cặp có 1 chim lớn đang tung cánh bay và 1 con chim nhỏ đang tung tăng trên mặt đất ., từng cặp như vậy nói lên sự nối tiếp liên tục hễ tre già thì măng mọc , cha mẹ già khuất núi thì con cháu lớn lên cứ như thế mà tiếp nối mãi .
Vòng đồng tâm thứ 3 trên mặt trống đồng Ngọc lũ với 18 cặp̣ chim Diệc là bản văn ngắn gọn nhưng rất rõ ràng :
“ DÂN TỘC VIỆT ĐỜI SAU NỐI ĐỜI TRƯỚC CỨ NHƯ THẾ TỒN TẠI MÃI MÃI ”
- Tới đây thì ta hiểu rõ tại sao vua Đông Hán ra lệnh cho mặt ngựa ( Mã Diện hay Viện ) tịch thu và phá hủy cho bằng hết trống đồng của người Việt .; ý đồ của chúng là biến người Việt thành đám con hoang không cội nguồn đồng thời chặt đứt ước nguyện trường tồn của dân tộc này 
- Truyền thuyết lịch sử Việt không phải chỉ có 1 chuyện ‘con rồng cháu tiên’ mà là cả 1 hệ thống những truyền thuyết tương đối hoàn chỉnh chứa đựng những thông tin của 1 thời gian dài mà ngày nay gọi là thời tiền sử , chỉ cần minh xác được 1 đọan trong cái chuỗi thông tin liên hoàn ấy cũng đủ để ta lượng gía về tính xác thực của cả hệ thống truyền thuyết lịch sử đang lưu truyền. .
- Lịch sử và văn minh Việt có liên hệ ‘máu thịt’ với dịch lý từ khi người Hán chưa đặt chân tới mảnh đất này , những trống đồng cổ nhất có đến 3000 năm tuổi đã trở thành vật chứng chắc chắn -rõ ràng nhất giúp khẳng định : Dịch lý là thành tựu trí tuệ tuyệt vời của tiền nhân người Việt ngày nay ..
 @
Trống đồng & đồ đồng phát hiện tại làng Đông Sơn (Thanh Hóa) bên bờ sông Mã, và nhiều nơi khác ở Việt Nam, được gọi chung là VĂN HÓA ĐÔNG SƠN

 Văn Hoá Đông Sơn phát triển qua bốn giai đoạn như sau: 

 1- Sơ kỳ đồ đồng – Giai đoạn Phùng Nguyên cách nay khoảng 4000 năm 

2- Trung kỳ đồ đồng – Giai đoạn Đồng Đậu cách nay khoảng 3500-3000 năm 
3- Hậu kỳ đồ đồng - Giai đoạn Gò Mun cách nay khoảng 3000 năm. 
4- Cuối cùng là giai đoạn Ðông Sơn thuộc sơ kỳ đồ sắt, cách nay khoảng từ trên dưới 2000 năm đến 2800 năm. 
5- Sơ kỳ đồ sắt – cách nay khoảng 200 – 2800 năm. 

 Trống Đồng Đông Sơn dùng làm nhạc cụ trong các buổi lễ hay thúc quân ra trận, tìm thấy tại nhiều nơi như Thanh Hóa, Hà Đông, Bắc Ninh, Cao Bằng, Hà Nam, Hà Nội, Hoà Bình, Kiến An, Nam Định, Lào Cai, Sơn Tây, Yên Bái, Hải Dương, Nghệ An, Thủ Dầu Một, Kontum. 


Ngoài trống đồng, các nhà khảo cổ còn phát hiện rất nhiều đồ dùng, dụng cụ bằng đồng thuộc về thời kỳ Đông Sơn 

Ngoài Việt Nam, trống đồng còn tìm thấy tại Trung Hoa (Vân Nam, Quế Châu, Quảng Tây, Tứ Xuyên, Quảng Đông). Tại Cam bốt, Lào, Thái Lan, Miến Điện, MãLai, Nam Dương cũng thấy nhiều trống đồng cổ. Ngày nay Thái Lan, Lào và người Mường (Việt Nam) vẫn còn dùng trống đồng. Các trống tìm thấy tại Ngọc Lũ, Hoà Bình, và Hoàng Hạ rất đẹp.

Theo bảng phân loại của ông Franz Heger, trống đồng Đông Sơn như trống Ngọc Lũ (chùa Đọi hay Long Đội Sơn, làng Ngọc Lũ, tỉnh Hà Nam), trống Sông Đà, trống Hoàng Hạ (Hà Đông) … thuộc loại Heger I (loại cổ nhất trong 4 hạng của bảng xếp loại). 


Trống Đồng Ngọc Lũ: Tìm thấy ở chùa Đọi làng Ngọc Lũ (Hà Nam) vào năm 1901 (1903?). Trống cao 0,63 mét (1.8 ft), đường kính mặt trống 0,86 mét (2.5 ft), được trang trí bằng các hình chạm sâu xuống cả trên mặt trống lẫn tang trống. Trống có hình dáng cân đối gồm 3 phần hài hoà: tang phình, thân thon, đế choãi. Mặt trống hơi tràn ra ngoài tang một ít tạo thành đường gờ nổi giữa mặt và tang trống. Gắn vào tang và phân giữa thân trống là 4 chiếc quai chia thành hai cặp ở hai phía, trang trí văn bện thừng. Chính giữa mặt trống là hình mặt trời (hay ngôi sao) chiếu ra 14 tia sáng. Chung quanh mặt trời là 16 vòng tròn đồng tâm có trang trí bằng nhiều hình kỷ hà hay hình vẽ khác nhau. Giữa vòng thứ 5 và thứ 6 có khắc hình 2 căn nhà mái cong, có sàn, trong có người tóc dài ngồi. Trước nhà là 4 dàn trống và đoàn vũ nhạc nhảy múa, thổi khèn. Sau nhà có 2 người đang giã gạo. Xen kẽ với 2 nhà sàn trên là 2 nhà sàn mái tròn trong có người cầm kiếm. Trên tang trống, phần phình ra có khắc hình thuyền trên có những người cầm lao, kiếm, cung, đang chuẩn bị chiến đấu, hoặc đang nhảy múa hoặc chèo thuyền. Trên phần thẳng đứng có những đường trang trí kỷ hà thẳng đứng hay nằm ngang đóng khung lấy những hình người cầm rìu và lá chắn. (Trích VietShare.com & Lê Văn Hảo, hành trình về thời đại Hùng Vương dựng nước- Chim Việt Cành Nam) 


Trống Đồng Hoàng Hạ : tìm thấy ở làng Hoàng Hạ (Hà Đông), cao 0,615 mét (1.84 ft) và đường kính mặt trống là 0,78 mét (2.3 ft). Mặt trống đồng Hoàng Hạ cũng trang trí bằng các vòng tròn đồng tâm trong đó có khắc hình nhà sàn, người, chim bay. Tang trống chỗ phình ra cũng khắc hình thuyền.Trước nhà này có một người tay phải cầm kiếm, tay trái cầm một con chim. Sau nhà là một đoàn võ sĩ cầm lao, cầm kiếm đang múa. Giữa vòng thứ 7 và thứ 8 có chạm hình 2 đàn hươu (10 con mỗi đàn) và xen kẽ với 2 đàn chim đang bay (mỗi đàn 8 con). Giữa vòng thứ 8 và thứ 9 có khắc 18 con chim mỏ dài đang bay, xen kẽ với 18 con chim đang đậu dưới đất.  Các nhân vật trên thuyền tương tự như ở trống Ngọc Lũ, nhưng thứ tự bố trí hơi thay đổi một chút. Các trống đồng tìm thấy ở Hoa Nam, Lào, Cam bốt, Mã Lai tuy về hình thức (hình dáng và trang trí) có giống trống đồng Lạc Việt, nhưng những nét chạm trổ còn thô sơ vô cùng. Có thể đấy chỉ là những trống bắt chước trống Lạc Việt một cách vụng về mà thôi. (Trích VietShare.com) 


Vương Sinh sưu tầm



Nguồn:


http://www.hungsuviet.us/lichsu/Trongdongvuongsinh.html

No comments:

Post a Comment